Trong nửa cuối nhiệm kỳ 2015-2020 của Đảng, hàng loạt quan chức VN đã vướng vào vòng lao lý, nhiều người phải ra đứng trước vành móng ngựa. Không ít người trong số đó đã rơi nước mắt chốn công đường, phải xin lỗi gia đình, xin lỗi Đảng, xin lỗi Nhà nước, xin lỗi Nhân dân. - Hàng loạt sai phạm trong quản lý, điều hành ở địa phương, doanh nghiệp, các vụ án đại tham nhũng cũng được đưa ra ánh sáng mà quan chức cao cấp cũng là những người rất liên quan. - Dư luận chấn động, bàng hoàng. Dư luận cũng hả hê nhưng cũng có bộ phận tỏ ra tiết nuối, ray rứt vì những bản án đó. - Vậy, tại sao lại có dư luận nhiều chiều? Vì sao "nước mắt" của các quan chức lại có nhiều cách hiểu, nhiều cách suy luận mỗi khi quan chức đứng trước vành móng ngựa, mỗi khi họ giải bày trước tòa? - Liệu quan chức, người làm công tác quản lý cố tình làm sai hay cơ chế, hệ thống đẩy họ đến con đường sai lầm? Liệu luật pháp, công tác giám sát, quản lý đối với người có quyền lực đang còn lỏng lẻo hay cá nhân quan chức thiếu rèn luyện, thiếu tu dưỡng đạo đức, hám lợi cá nhân? Có hay không việc vì sợ phải "rơi nước mắt" mà hàng loạt cán bộ, nhà quản lý rút vào cố thủ, không cống hiến hết sức lực, không phát huy sức tự do sáng tạo khi được giao trách nhiệm, nhiệm vụ mới? "Không làm thì bị kỷ luật, nhưng làm thì ngồi tù".

TRỌN BỘ