Trải qua một chặng đường dài hơn một thập kỷ, cây cao su đã bén rễ hồi xanh trên vùng đất biên giới Lai Châu. Mặc dù đã khẳng định được sự thích nghi với điều kiện khí hậu, thổ ngưởng nơi đây, cây cao su đã cho mủ, đem lại thu nhập cho người dân vùng dự án. Tuy nhiên, thời gia qua do thăng trầm về giá và sự phát triển của ngành cao su Việt Nam đã tác động không nhỏ đến tư tưởng và hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty, nông trường cao su trên địa bàn. Có những lúc tưởng trừng dòng nhựa trắng không còn giá trị và người dân cũng không còn kiên nhẫn để gắn bó lâu dài với cây cao su. Nhưng rồi, nhờ có sự đồng hành của Đảng bộ, chính quyền tỉnh, sự quyết tâm đồng lòng vượt khó của tập thể cán bộ và công nhân cao su. Người dân đã tích cực tham gia chăm sóc, bảo vệ và thu hoạch mủ, từ đó có thêm thu nhập, và có niềm tin đối với cây cao su. Nhà máy chế biến mủ được xây dựng càng khẳng định sự tồn tại và tương lai của cây cao su vùng biên giới Lai Châu để rồi hôm nay, cây cao su đang khẳng định là một trong những cây có thể giúp đồng bào thoát nghèo, và vững vàng phủ xanh vùng biên, bám dân, bám bản, từng bước vượt qua mọi khó khăn, thăng trầm.