Bộ Y tế thống kê có tới 5 triệu người Việt Nam mắc bệnh đái tháo đường, trong đó hơn 55% người bệnh đã có biến chứng. 34% trường hợp có biến chứng tim mạch, 39,5% biến chứng mắt và thần kinh, 24% biến chứng thận. Biến chứng tổn thương trên bàn chân người đái tháo đường có thể nhiễm trùng và hệ quả đoạn chi là vấn đề thách thức. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê mỗi 30 giây trôi qua, thế giới có thêm một người đái tháo đường bị cắt cụt chân. Chưa kể, 2% người bệnh nếu không kiểm soát đường huyết tốt sẽ dẫn đến biến chứng loét bàn chân đái tháo đường. Khoảng 60% người bệnh loét bàn chân phải cắt cụt chi do vết loét nhiễm khuẩn và tỷ lệ tử vong sau 5 năm bị cắt cụt chân là 50% – 60%. Biến chứng bệnh đái tháo đường làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ tử vong, tăng gánh nặng chi phí điều trị cho gia đình và xã hội. Đặc biệt, biến chứng bàn chân đái tháo đường, nhiễm trùng và đoạn chi là ám ảnh của mọi người bệnh đái tháo đường. Biến chứng bàn chân đái tháo đường, nhiễm trùng và đoạn chi hiện nay như thế nào? Nguyên nhân dẫn đến biến chứng bàn chân đái tháo đường, nhiễm trùng, đoạn chi? Điều trị biến chứng bàn chân đái tháo đường, nhiễm trùng bàn chân tiến bộ như thế nào? Cách phòng ngừa nhiễm trùng, đoạn chi và biến chứng đái tháo đường? NGAY LÚC NÀY, các chuyên gia đã sẵn sàng lắng nghe và giải đáp những thắc mắc của quý khán giả về “Đái tháo đường: nhiễm trùng, đoạn chi và biến chứng nguy hiểm”.

TRỌN BỘ