Hội Thận học Thế giới ước tính khoảng 850 triệu người đang có bệnh mạn tính ở thận. Tại Việt Nam ước tính khoảng 10 triệu người mắc bệnh thận mạn tính, mỗi năm có khoảng 8.000 ca mới. Chạy thận nhân tạo và lọc màng bụng là 2 phương pháp lọc máu phổ biến cho người bệnh khi chức năng thận không còn hoạt động hiệu quả. Tỷ lệ bệnh nhân suy thận mạn chạy thận nhân tạo ở Việt Nam tương đối cao, khoảng 80%, lọc màng bụng khoảng 5% và ghép thận là 15%. TTƯT.BS.CKII Tạ Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa cho biết: “Lọc máu không thể chữa khỏi bệnh thận mạn nhưng giúp người bệnh duy trì sự sống, chờ đến lúc thích hợp để ghép thận”. Vậy: Chạy thận nhân tạo là gì? Lọc màng bụng là gì? Ưu - nhược điểm của từng phương pháp? Khi nào người bệnh suy thận cần chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng? Những điều cần lưu ý khi chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng Người chạy thận, lọc máu có thể sinh hoạt, làm việc bình thường không? Chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng có được chi trả BHYT không? Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc dành cho người chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng như thế nào?

TRỌN BỘ