Tỷ lệ mắc mới và tử vong do K dạ dày ngày càng gia tăng bởi ở giai đoạn sớm hầu như
không có triệu chứng. Bệnh chỉ tình cờ phát hiện trên nội soi. Người có yếu tố nguy cơ như
tiền sử gia đình mắc K dạ dày, nhiễm khuẩn H.P, viêm teo niêm mạc dạ dày... cần tầm soát
sớm để kịp thời phát hiện bệnh. Người trên 40 tuổi nên sàng lọc K dạ dày dù không có triệu
chứng.
Đặc biệt, K dạ dày có thể điều trị khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Kỹ thuật cắt
hớt niêm mạc EMR hay cắt tách niêm mạc ESD qua nội soi đường miệng giúp bác sĩ loại bỏ
khối tổn thương trong dạ dày, hạn chế xâm lấn, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Vậy, làm cách nào để tránh lây nhiễm vi khuẩn H.P? Phương pháp mới nào điều trị hiệu
quả viêm loét dạ dày, H.P dạ dày, tránh tiến triển K dạ dày? Đối tượng nào cần tầm soát sớm
ung thư dạ dày? Những phương pháp nào chẩn đoán và điều trị hiệu quả K dạ dày giai đoạn
sớm?
Giải đáp mọi thắc mắc, chủ động bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa cùng 3 chuyên gia Khoa Tiêu hóa - Gan mật - Tụy, BVĐK Tâm Anh Hà Nội:
- BS-TS Vũ Trường Khanh, Trưởng khoa.
- BSNT Đào Trần Tiến, Phó Trưởng khoa.
- BSCKII Lê Thị Kim Liên, Bác sĩ nội soi.