Ở nhiều làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trình độ dân trí và đời sống của người dân còn nhiều khó khăn là rào cản khiến các chương trình hỗ trợ vốn vay của Nhà nước và các tổ chức tín dụng nhân dân khó tiếp cận. Chính điều đó đã tạo môi trường thuận lợi cho các cá nhân triển khai mô hình “tín dụng lòng tin”. Không cần tài sản thế chấp, chỉ cần nhìn vườn tiêu, vườn cà phê của người vay để ước lượng khả năng chi trả, không ít người cho vay sẵn sàng đổ ra hàng chục tỷ đồng để xây nhà, mua xe, sắm sửa các vật dụng trong gia đình và ngay cả tiền để tổ chức ma chay, hiếu hỉ. Lãi suất không tính bằng %/tháng như tổ chức tín dụng thông thường, người cho vay chốt phần lãi ngay khi đổ vốn đầu tư với niềm tin sẽ thu được sau vài mùa cà phê, mùa tiêu trúng lớn. Cơ sự xảy ra khi giá cả nông sản tuột dốc không phanh, cộng thêm mùa màng thất bát vì dịch bệnh. Con nợ trắng tay, chủ nợ cũng rơi vào cảnh “dở khóc dở cười” vì trở thành con nợ cho ngân hàng và các chủ nợ mới. PS Bà Tư “tín dụng” và hồi kết được báo trước là câu chuyện minh chứng cho thực trạng này qua đó cảnh báo về nguy cơ mất an ninh nông thôn, mất tình làng nghĩa xóm, ảnh hưởng đến nỗ lực xây dựng khối đoàn kết ở khu dân cư./.

TRỌN BỘ