Là một góc nhìn của chính nhân vật trải nhiệm, đó là một BTV, phóng viên trẻ tuổi người Mông, Giàng Thị Thanh, hiện đang công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang. Sinh ra và lớn lên ở Hà Giang, từ nhỏ đã được bố mẹ dạy về văn hóa dân tộc Mông, trong đó có tiếng nói, vậy nên Thanh luôn ý thức tốt việc trau dồi và gìn giữ văn hóa cũng như tiếng nói của đồng bào dân tộc mình. Tuy nhiên, khi lớn lên, thoát li và công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Tuyên Quang, được phụ trách mảng tiếng dân tộc Mông, bản thân Thanh rất háo hức, bởi ngoài những kiến thức mẹ dạy và va chạm thực thế tại nơi Thanh sinh ra, Thanh muốn được khám phá nhiều hơn về tiếng nói của người Mông. Bên cạnh việc thấy được sự nỗ lực của người Mông ở đây trong việc gìn giữ văn hóa, phong tục tập quán thì tiếng nói là thứ đang dần bị xã hội hóa, nhiều bạn trẻ là người Mông ở các bản làng, trường học,… hầu như không nói được tiếng Mông nữa, hoặc có thì cũng không nói hết được nghĩa mà chỉ dùng từ mượn là tiếng phổ thông để nói. Từ đó, hình thành trong đầu Thanh những câu hỏi “tại sao” và Thanh đã dành nhiều thời gian để tự tìm câu trả lời cho chính mình. Suốt quá trình tìm hiểu, bản thân Thanh cũng nhận thấy có nhiều người Mông cũng đang rất trăn trở trong việc gìn giữ tiếng nói, trong đó có cả chữ viết của người Mông ở Việt Nam. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang cũng phối hợp với các đơn vị trường học, cơ quan ban, ngành của tỉnh mở các lớp dạy tiếng và chữ Mông cho cán bộ địa phương, góp phần vào việc gìn giữ văn hóa, trong đó có tiếng nói của người Mông, và Thanh cũng góp một phần nhỏ khi nhận vai trò là một giáo viên dạy tiếng Mông của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang. Xuyên suốt chuyên đề là quá trình đi tìm câu trả lời của Thanh. Từ đó, gợi mở ra những điều thú vị về tiếng nói của đồng bào Mông hiện nay, và việc tìm câu trả lời cho tiêu đề “Tiếng Mông giờ ở đâu?” là một câu hỏi mở cho chính những người xem

TRỌN BỘ