Đồng bào dân tộc Mông ở tỉnh Điện Biên là một trong những dân tộc thiểu số có nhiều phong tục tập quán, nét đẹp văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc và chứa đựng nhiều giá trị lịch sử văn hóa lâu đời như: Lễ hội pa pao, chợ phiên, dệt vải thêu thùa, rèn đúc, chế tác nhạc cụ…. đã góp phần làm phong phú bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam. Song bên cạnh đó, ở đồng bào Mông vẫn còn tồn tại và lưu giữ một số hủ tục lạc hậu chưa được xóa bỏ và nó đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân. Một trong những hủ tục đó chính là nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết đã, đang và sẽ để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội; ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, giống nòi. Điện Biên Đông là một huyện vùng cao khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên có 6 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm trên 53% là dân tộc đông nhất và cũng là dân tộc có nạn tảo hôn cao nhất. Hình ảnh những cô bé người Mông từ 13-17 tuổi đã làm vợ, làm mẹ ở các bản làng vùng cao huyện Điện Biên Đông là minh chứng rõ nhất cho tình trạng này đang diễn ra khá phổ biến. Công tác tuyên truyền, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân đã được các cấp chính quyền địa phương đẩy mạnh, tăng cường, nhưng nạn tảo hôn vẫn không có dấu hiệu giảm mà còn gia tăng. Với nội dung xoáy sâu vào thực trạng - hệ lụy của nạn tạo hôn để làm thức tỉnh cho đồng bào, từ đó có sự thay đổi hành vi, nhận thức trong hôn nhân gia đình, góp phần nâng cao chất lượng dân số, chất lượng cuộc sống của đồng bào nơi miền núi xa xôi này để tiến tới xây dựng một xã hội văn minh là nội dung tác phẩm đề cập.

TRỌN BỘ